Trang

Friday, March 12, 2010

Địa lan lai

Sư phụ vừa dạy cách trồng địa lan lai, nhân thể save luôn trang web hướng dẫn vào đây cho tiện tra cứu :
http://new.dalatrose.com/View/120/2247/13

"Trong Dalat, sư phụ trồng địa lan toàn bằng vỏ thông chặt nhỏ, ngâm nước có pha Javel xả sạch nhiều lần. Mỗi tháng bón Osmocote và Dynamic lifter, thay phiên nhau." À, ra thế !


Cách Trồng

Nhiệt Độ

Địa lan cần nhiệt độ thay đổi ngày nóng , đêm lạnh . Ban ngày 80-90 độ F (27-32 độ C) ban đêm 50-60 độ F (10-15 độ C) . Địa lan có thể chịu nóng tới 100 đô F và lạnh tới 30 độ F miễn là không đóng băng , ngoài ra nếu không có sự cách biệt giữa ngày và đêm tối thiểu từ 15 – 20 độ F (13-16 độ C) , hầu như địa lan sẽ không ra hoa .


Ánh Sáng

Địa lan cần nhiều ánh nắng , nhưng phải che lưới để phòng bị cháy lá . Nhiều ánh sáng sẽ dễ ra hoa , có nhiều hoa hơn và mầu sắc sẽ trung thực hơn , thiếu ánh sáng sẽ làm cho hoa nhạt đi . Không thể nuôi địa lan ở trong nhà hoặc ở những nơi rợp mát , Địa lan vẫn ra hoa không cần phân bón , nếu đầy đủ ánh sang , nhưng nếu có phân bón thì sẽ có nhiều hoa hơn . Thật ra ánh sáng mới là thức ăn chính cho cây có bông hoa , còn phân bón chỉ là thuốc bổ mà thôi .


Ẩm Độ

Địa lan cần độ ẩm từ 40-70 độ , mùa hè cần tưới nước xuống đất hay phun sương vào buổi sáng hay chiều để tăng thêm độ ẩm .


Tưới Nước

Địa lan cần tưới nước mỗi tuần một lần , nhưng mùa hè cần tưới nhiều hơn , có thể tưới 2-3 lần tùy theo địa phương , không nên để cây bị thiếu nước lúc cây đang phát triển , khi cây đã ngưng tăng trưởng bớt tưới nước , nhưng đừng để cây bị khô rễ , sẽ làm cho cây bị khựng lại , và có thể sẽ không ra hoa .


Bón Phân

Khi mùa phát triển cho cây con , cần bón phân 30-10-10 mỗi tuần một lần , chỉ dùng 1/4 của công thức của nhà chế tạo . Thí dụ công thức dùng 1 tsp cho một gallon nước thì dùng ¼ tsp cho một gallon nước , để tránh cây khỏi bị cháy lá . Khi cuối tháng 8 dùng phân bón 6-30-30 hay 10-52-10 , cuối tháng 11 ngưng tưới phân , chỉ tưới nước thường , tưới thêm phân sẽ làm cho nụ hoa bị nóng có thể bị rụng hay bị có tật .

Khi cây đang có nụ , không nên vi chuyển nơi này sang nơi khác hoặc đem vào trong nhà , lan không ưa sự thay đổi nhiệt độ thái quá và bất chợt , sự thay đổi đột ngột sẽ làm cho nụ hoa sẽ vàng và rụng đi ./

Sang chậu và chia cây Cymbidium (Địa lan lai)


Mùa xuân đã đến , thổ lan đã nở hoa khắp vườn , và cũng đến lúc sang chậu chia cây để cho kiệp mùa tới . Trung bình từ 2-3 năm thay chậu một lần - nếu dùng vỏ cây thông ,hoặc 4-5 năm một lần nếu dùng vỏ dừa , những cây có hoa sắp tàn – nên cắt xuống và cấm vào bình , hoa có thể tươi đẹp thêm vài tuần nửa (xem hình 1&2)


Không nên để hoa tàn trên cây sẻ làm cho cây bị yếu đi , có thể làm mất cơ hội ra hoa mùa tới , hay những cây đã mọc đầy chậu và những cây vật liệu bên trong đã mục nát , cách thử nghiệm là dùng ngón tay đè vào lổ thoát nước , nếu cảm thấy miềm là đến lúc cần phải thay chậu , (xem hình 3&4) .


Thổ lan là loại lan dể bị bịnh - vì nhiễm trùng, do những dụng cụ dùng để sang chậu chia cây không được khử trùng hay ngăn ngừa cẩn thận , hay dùng chậu củ mà không khử trùng,hoặc bị bịnh vì do sâu bọ chuyền đi từ cây bịnh qua cây chưa bịnh , bởi vậy ngăn ngừa sâu bọ cũng rất cần thiết .


Dụng cụ

Những dụng cụ cần thiết cho sang chậu chia cây gồm có : kéo , dao , cây nén chặt vật liệu , một cây nhọn nhỏ để lấy bỏ vật liệu củ ,1 bình hàn gió đá dùng để hơ những dụng cụ bằng kim loại , Clorox (thuốc tảy) dùng để rửa chậu củ , bao tay và một số giấy báo , dùng giấy báo lót phía dưới khi sang chậu và thay giấy báo mới khi sang một chậu khác , để tránh bị nhiểm bịnh .(xem hình 5)


Vật liệu

Trước khi dự định sang chậu chia cây , các vật liệu nên cần phải dự trù trước , nên ngâm các vật liệu nhiều giờ , không nên dùng potting soil (đất) tuy gọi là thổ lan , nhưng không nên trồng với đất hay trồng dưới đất vì dể bị ứ nước - sẻ bị thối rễ , có thể dùng vỏ cây thông hay vỏ dừa và perlite , khi dùng vỏ dừa nên ngâm cho thật kỷ ,khi nào không còn thấy đậm như nước trà nửa thì dùng tốt hơn .


Phương thức trộn vật liệu .

Trồng thổ lan bằng :

Vỏ thông vừa ½ (medium grade) 4 phần vỏ thông 1 phần perlite size#3

Vỏ thông lớn 3/4 (large grade ) 4 phần vỏ thông 1 phần perlite size#4

Vỏ dừa vừa ½(medium grade) 4 phần vỏ dừa 1 phần perlite size#3

Vỏ dừa lớn ¾(large grade) 4 phần vỏ dừa 1 phần perlite size#4


Cách sang chậu :

Trước tiên nên chọn ra một số cây cần sang chậu , và tưới đẩm trước một ngày , tưới nước trước là có vài lý do như sau :

1) Dể lấy cây ra khởi chậu hơn là để chậu khô

2) Dể lấy bỏ ra vật liệu củ bị mục

3) Rễ sẻ miềm và dẻo hơn nên ít bị gẩy rễ

4) Củ lan ít bị khô và teo lại vì một thời gian không được tưới nước sau khi thay chậu

Muốn lấy cây ra khỏi chậu dùng một cái búa nhỏ - gỏ nhẹ chung quang miệng châu cho đến khi chậu rớt ra , khi lấy cây ra khỏi chậu - kế tiếp là dùng dao cắt khoảng 2” từ phía dưới (xem hình 7) sau đó dùng vật nhọn nhỏ để lấy ra hết vật liệu củ (xem hình 8)


Khi lấy ra hết vật liệu củ ,nên tách bỏ bớt những củ trọc (xem hình 9 ) để lại nhiều củ trọc trông chậu sẻ không có lợi - sẻ làm cho chật chậu – , còn có thể làm hại tới cây , những củ trọc sẻ có cơ hội phát triển trở lại , nếu lấy ra lao sạch và bỏ vào bao nylon , buột miệng kín lại rồi để vào chổ rợp mát ,khi nào củ mọc mầm ra rễ rồi đem ra trồng lại(xem hình 10&11) kế tiếp là tỉa bỏ những rễ chết , nếu như rễ bị thối toàn bộ - đừng cắt bỏ hết rễ , chừa lại một ít , đễ cho cây đứng vững , nhưng phải tuốt bỏ vỏ bao bọc bên ngoài , chỉ chừa lại những sợi chỉ bên trong .


Cách chia cây :

Khi một cây đã mọc đầy chậu , thì cần phải sang chậu lớn hơn hay chia ra thành nhiều chậu , nếu chia ra nên giử tối thiểu 3-5 củ , dùng dao cắt từ trên thẳng xuống phía dưới và sau đó tách làm đôi (xem hình 12 & 13 ) sau khi chia đôi thì dùng nhữnh cách thức cũng như sang chậu , kế tiếp là dùng vòi nước rửa sạch đất sình (xem hình 14)


Cách vô chậu :

Khi vô chậu nên lựa chậu đủ chổ cho cây mọc khoảng 2-3 năm , cách mép chậu khoảng 2” đặt củ già gần mép chậu , để ý hướng cây mọc , chừa cho chổ cây con mọc lên (xem hình 15) .

Bỏ vỏ cây hay vỏ dừa vào rồi nén cho thật chặc (xem hình 16) nếu muốn biết cây có được nén chặc hay không , thì dùng cách thử nghiệm là cầm cây đưa lên , nếu như chậu không bị rớt ra là coi như đã chặc (xem hình 17)

Những điều cần thiết nữa là , bảng tên của cây - nếu như cây bị mất tên hay không có tên là coi như cây mất giá trị , ngày tháng và năm - sang chậu cũng rất quang trọng , giúp cho ta biết được hạng kỳ thay chậu (xem hình 18 & 19)


Sau cùng là pha một thìa B1 cho một gallon nước rồi tưới đẩm , xong rồi để vào chỗ rợp mát 2-3 tuần mới tưới

No comments:

Post a Comment